Đợt triệu hồi này dự kiến bổ sung thêm 100.000 xe bao gồm Genesis G70 và G80 chạy xăng, cũng như 5.000 mẫu Hyundai Kona chạy điện và Ioniq. Cơ quan quản lý giao thông Mỹ (NHTSA) cho biết đợt triệu hổi này liên quan đến các vấn đề bắt nguồn từ hệ thống chống bó cứng phanh trên xe Genesis và sự cố ngắt mạch pin lithium-ion trong xe điện.
Cơ quan này cũng khuyến cáo, người dân không nên đậu các phương tiện được nêu tên ở gần khu vực nhà ở hoặc các công trình kiến trúc dễ xảy ra hỏa hoạn. Tất cả các lần triệu hồi đều liên quan đến nguy cơ cháy khi đang đỗ, lần triệu hồi này nâng tổng số xe Hyundai bị triệu hồi trong vài năm qua liên quan đến cháy, nổ lên tới 1,5 triệu xe.
Lần triệu hồi thứ nhất và thứ hai đều liên quan đến cùng một thành phần gây cháy trên nhiều xe. Các mẫu xe bị ảnh hưởng bao gồm Hyundai Genesis 2015–2016 và Genesis G80 2017–2020, tổng cộng 94.646 xe, trong đó 552 chiếc Genesis G70 2019–2021. Cơ quan quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cho rằng đã có một lỗi bên trong hệ thống ABS, có thể gây cháy cả khi đang chạy lẫn đứng yên.
Đợt triệu hồi thứ ba liên quan đến 4.694 xe Hyundai Kona Electric 2019–2020 và 2 chiếc Hyundai Ioniq Electric. Vấn đề với những chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện này là nguy cơ chập điện bên trong các thành phần pin lithium-ion.
Pin của dòng xe ô tô điện Kona được sản xuất bởi một công ty Hàn Quốc khác là LG Energy Solutions. Đây là công ty con, chuyên kinh doanh pin EV thuộc công ty hóa chất Hàn Quốc (LG Chem). Hầu hết các hãng xe ô tô tên tuổi trên thế giới như General Motors, Audi, Mercedes-Benz... đều đang sử dụng pin EV do Công ty LG Energy Solutions cung cấp.
Với các trường hợp có liên quan đến diện thu hồi, hãng sẽ sửa chữa miễn phí tại các đại lý bắt đầu từ tháng 5. Từ giờ tới lúc đó, hãng khuyến cáo người dùng không nên đỗ xe trong hoặc gần các toà nhà. Cách khắc phục đó là thay thế cầu chì mô-đun ABS. Vì cầu chì thay thế được sử dụng ở cường độ dòng điện thấp hơn, hạn chế cường độ dòng điện hoạt động của mô-đun ABS.
Ước tính, với 100.000 xe bị thu hồi, con số thiệt hại mà hãng xe Hyundai phải hứng chịu có thể chạm mốc 1 tỷ USD ở đợt này.
Vấn đề cháy pin xe điện đang trở thành một thách thức không hề nhỏ đồi với các nhà sản xuất xe trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia phân tích, rủi ro cháy ở xe điện sẽ tăng lên khi các hãng xe đứng trước áp lực giảm chi phí sản xuất xe điện, trang bị cho chúng các bộ pin có mật độ năng lượng cao hơn và đẩy mạnh tốc độ sản xuất.
Mặc dù chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ rủi ro cháy nổ ở xe điện có nhiều bằng tỷ lệ rủi ro cháy nổ ở xe chạy xăng hay không. Tuy nhiên, việc xử lý các đám cháy gây ra bởi pin EV phức tạp hơn nhiều bởi vì không thể sử dụng các biện pháp thông thường.