Trung Quốc là xứ sở sản xuất hàng loạt đồ tiện ích và giá cực kỳ phải chăng, từ đồ gia dụng, đồ điện tử đến ô tô cũng không ngoại lệ. Điều thú vị là những món đồ này Thời gian gần đây, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng hai hãng xe lớn của Trung Quốc đã đặt nhà máy sản xuất ô tô điện tại Việt Nam. Điều này khiến thị trường ô tô điện của Việt Nam nóng rần rần, nhiều sản phẩm cạnh tranh ở các phân khúc.
Đáng chú ý trong số đó là liên doanh General Motors - (SAIC - WULING) xác nhận sẽ cung cấp linh kiện và ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam.
Sản phẩm đầu tiên được triển khai và ra mắt thị trường này là mẫu xe Wuling HongGuang MiniEV. Đây là mẫu ô tô điện size nhỏ bán chạy nhất thế giới trong 3 năm từ 2020 đến 2022. Sắp tới đây nhà máy ô tô của TMT tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên với công suất lên tới 30.000 xe/năm và có thể được gia tăng trong tương lai sẽ tiến hành lắp ráp mẫu ô tô này. Bên cạnh đó TMT Motors cũng đang tiến hành nghiên cứu và cân nhắc giới thiệu thêm các mẫu ô tô điện chất lượng khác đến với thị trường Việt Nam.
Được biết tại Trung Quốc, mẫu xe điện này có giá quy đổi khoảng 100-150 triệu đồng tiền Việt, với mức giá này xe chỉ ngang giá Honda SH, chỉ bằng nửa xe quốc dân Kia Morning. HongGuang chính là mẫu xe được nghiên cứu bởi liên minh SAIC-GM-Wuling, được bán tại thị trường nội địa Trung Quốc từ tháng 7/2020. Với mức giá rẻ như hiện tại, dòng xe ô tô điện nhanh chóng trở thành mẫu xe bán chạy nhất thị trường Trung Quốc cũng như toàn thế giới.
Xe điện mini được thiết kế giống như một mẫu xe hạng A mang kiểu hình hộp như K-car của Nhật nhằm tối ưu không gian. Các chi tiết trong xe cũng được tối giản và không có nhiều công nghệ, hệ thống đèn trước và sau đều halogen nên giá thành đã tiết kiệm đi tương đối.
Tuy nhiên không vì thế mà độ an toàn của xe bị giảm đi, HongGuang Mini vẫn có hệ thống chống bó cứng phanh, cảm biến giám sát áp suất lốp và cảm biến đỗ xe phía sau. Tuy nhiên bản thử nghiệm là bản chỉ có trang bị duy nhất hệ thống chống bó cứng phanh, các trang bị còn lại chưa được trang bị trên bản này.
Hệ thống cổng sạc được đặt ở vị trí logo đầu xe. Phần đầu của sạc là loại cơ bản theo chuẩn châu u Mennekes Type 2, điều này có nghĩa là xe không có sạc nhanh hay sạc công suất lớn. Thời gian sạc tại nhà là 6-8 tiếng cho khối pin đặt dưới sàn xe, cho quãng đường 120 km. Mô tơ điện 9,3 kWh đặt ngay ở trục sau, nối thẳng vào vi sai cầu sau, tức không cần hộp số. Công suất mô tơ là 17,4 mã lực và mô men-xoắn là 85 Nm.
Được biết vào cuối năm 2022, hãng xe Chery đến từ Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi tại Việt Nam. Trước mắt thương hiệu này sẽ ra mắt chiếc Omoda 5 ở phiên bản động cơ đốt trong. Tuy nhiên hiện Chery cho biết vẫn đang thăm dò thị trường và xem xét việc sản xuất, tung ra bản chạy điện cho mẫu xe kể trên. Theo đại diện của hãng xe, việc chuyển đổi, xây dựng thêm dây chuyền sản xuất xe điện sẽ không quá khó khăn khi họ đã có nhà máy tại nước ta.
Ảnh: Internet